[Góc giải đáp] Bột sơn tĩnh điện có độc hại không?

Bột sơn tĩnh điện có độc hại không? Câu hỏi này được những thợ sơn tĩnh điện và người sử dụng sản phẩm từ sơn tĩnh điện rất quan tâm. Vậy câu trả lời là gì? Hãy cùng Kệ sắt Nam Thanh tìm hiểu câu trả lời nhé!

Sơn tĩnh điện – Powder Coating là gì?

Sơn bột hay còn gọi là sơn tĩnh điện là những phương pháp sơn phổ biến ở Châu Âu và Hoa Kỳ, và lịch sử của chúng bắt nguồn từ Bắc Mỹ vào những năm 1960.

Phun sơn tĩnh điện là gì?
Phun sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện thực chất là một quá trình hoàn thiện khô, hoàn toàn trái ngược với các loại sơn gốc nước hoặc gốc dung môi truyền thống. Do đó, phương pháp này cũng có những ưu điểm khác.

Áp dụng các nguyên tắc tĩnh điện trong vật lý hiện đại, bột sơn được tích điện tại súng phun nhưng vật được sơn cũng tích điện trái dấu, tạo ra liên kết bền chặt giữa hai điện tích âm. Vì vậy, quy trình này rất phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao.

>> Xem ngay: Sơn tĩnh điện là gì? Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong cuộc sống

Bột sơn tĩnh điện có độc hại không?

Bột sơn tĩnh điện có độc hại hay không đối với máy sơn tĩnh điện thì câu trả lời là CÓ. Sở dĩ như vậy vì trong sơn tĩnh điện, bột bao gồm thành phần chính là các hạt nhựa, bột màu và các chất phụ gia khác. Trong khi sản xuất, chúng được nghiền thành các hạt siêu mịn và các hạt siêu mịn có kích thước từ 120 μm trở lại. Do đó, khi các thợ phun sơn tĩnh điện hoạt động trong thời gian dài tiếp xúc với một lượng lớn bụi sơn, những hạt bụi này bạn có thể hít phải và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bột sơn tĩnh điện có độc không?
Bột sơn tĩnh điện có độc không?

Các ảnh hưởng của bột sơn đổi với sức khỏe:

  • Thường xuyên hít phải nhiều bụi sơn, làm quá tải hệ thống phòng vệ đường hô hấp. Các hạt bụi vô cơ và rắn có thể gây tổn thương đường hô hấp. Nếu tổn thương kéo dài, niêm mạc sẽ dày lên khiến lớp dưới lỗ mũi bị hẹp lại, dịch mũi cũng tiết ra nhiều, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể. Hít phải các hạt bụi có thể gây ra các bệnh dị ứng ở phổi, hen suyễn, viêm phổi thùy, v.v.
  • Bụi sơn là loại bụi hóa học tổng hợp nên chứa các hóa chất như: Chì và thủy ngân, bột chống rỉ, bột màu vô cơ… Vì vậy, nếu người thợ sơn hít phải nhiều bụi sơn, ngoài tác hại của bụi sơn thông thường còn có còn khả năng nhiễm hóa chất độc hại (chì, thủy ngân…). 
  • Ngoài ra, một số loại sơn có chứa chất dễ cháy, nổ… nếu va đập hoặc tiếp xúc với nhiệt có thể gây nổ và gây thương tích cho người sơn. 
  • Các chất phụ gia và dung môi trong sơn tĩnh điện dễ bay hơi nên trong quá trình pha và phun sơn sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người thợ sơn. 
  • Sơn công nghiệp sẽ dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua đường hô hấp, qua da rồi đi vào máu. 
  • Tiếp xúc với sơn khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh cho em bé.
Bụi sơn có hại cho hệ thống hô hấp của con người
Bụi sơn có hại cho hệ thống hô hấp của con người

>> Xem ngay: Kệ sắt lắp ghép thông minh: Tổng hợp các mẫu và ứng dụng tuyệt vời

Các sản phẩm từ bột sơn tĩnh điện có gây hại cho người sử dụng không?

Bạn đọc có thể yên tâm rằng sản phẩm sơn tĩnh điện HOÀN TOÀN AN TOÀN với sức khỏe con người. Vì các sản phẩm này được sơn tĩnh điện, được phun sấy ở nhiệt độ cao làm chín bột màu và bám rất chắc vào chất liệu. 

Do đó, những đồ vật trong nhà bạn được sơn tĩnh điện như bàn, ghế, tủ, kệ sắt V lỗ, kệ để hàng,… hoàn toàn không gây hại và có thể sử dụng thoải mái mà không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe.

Sản phẩm giá kệ sắt được sơn tĩnh điện
Sản phẩm giá kệ sắt được sơn tĩnh điện

Cách phòng tránh tác hại của bột sơn tĩnh điện hiệu quả

Nếu bạn là thợ sơn tĩnh điện hoặc phải thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường này thì cả doanh nghiệp và người lao động nên có một phương án bảo vệ để có thể hạn tối đa các rủi ro từ bột sơn tĩnh điện độc hại gây ra cho bạn. Tùy thuộc vào tính chất công việc mà có thể áp dụng các biện pháp dưới đây

  • Nếu bạn phải đi qua những nơi nhiều có bụi sơn thì bạn nên đeo khẩu trang kháng khuẩn hoặc than hoặc tính để tránh hít chúng vào cơ thể.
  • Sử dụng các phòng phun sơn trong quá trình thực hiện sơn tĩnh điện để giúp sản phẩm đạt tiêu chuẩn sơn và tránh gây hại cho cơ thể.
  • Tìm hiểu và chọn mua các loại sơn công nghiệp có uy tín để đảm bảo mua được những sản phẩm sơn chất lượng, an toàn.
  • Những thiết bị phun sơn cần phải làm được sạch, bảo vệ trước và sau khi sử dụng.
  • Người lao động cần được bảo vệ bằng đầy đủ các dụng cụ an toàn lao động như quần áo, đồ bảo hộ, găng tay,…
Đồ bảo hộ khi sơn tĩnh điện
Đồ bảo hộ khi sơn tĩnh điện

Qua bài viết trên, Kệ sắt Nam Thanh đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc liệu sơn tĩnh điện có độc hại hay không, cũng như hướng dẫn các bạn làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của bạn. Chúng tôi mong rằng bạn đã tìm được thông tin và giải pháp hữu ích nhất với bạn.

>> Xem ngay: Top 10 mẫu kệ có bánh xe di chuyển đẹp và chất lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *