Khi bắt tay vào thiết kế xây dựng nhà ở các bạn cần phải lưu ý đến rất nhiều chi tiết, cũng như chức năng khác nhau của ngôi nhà. Công việc này không chỉ đơn giản là thiết kế các căn hộ, hay chỉ đơn thuần là việc của nhà thiết kế hay kiến trúc sư, mà còn bao gồm thiết kế, kết cấu, hệ thống điện nước, chiếu sáng, điều hoà không khí, cây xanh, thông gió,… cùng nhiều hạng mục khác nữa. Cùng Kệ Sắt Nam Thanh tìm hiểu kỹ thêm về những lưu ý khi thiết kế nhà ở nhé.
Nội Dung Tóm Tắt Bài Viết
Những lưu ý khi thiết kế nhà ở cho gia đình
Số lượng người sử dụng
Bạn đang cần xây dựng cho bao nhiêu người ở? Gia đình có thường có khách ở lại không? Với số lượng thành viên lớn, gia đình bạn sẽ phải cần rất nhiều diện tích cho những sinh hoạt chung như phòng khách, nhà bếp, phòng ăn. Việc chia nhỏ phòng ngủ để đảm bảo riêng tư cũng sẽ giúp các thành viên cảm thấy thoải mái hơn. Phòng ngủ hợp lý đảm bảo riêng tư cũng sẽ giúp các thành viên cảm thấy thoải mái hơn.
Những lưu ý khi thiết kế nhà ở cho gia đình
Diện tích xây dựng
Với số người như vậy thì nên xây dựng bao nhiêu tầng trên diện tích sẵn có? Nếu có thể ngoài diện tích xây dựng nhà, nên bố trí khoảng vườn nhỏ để mỗi thành viên cảm thấy thoải mái hơn khi trở về nhà sau một ngày căng thẳng.
Vấn đề tài chính
Việc xây dựng nhà đã đòi hỏi bạn phải tích lũy trong một khoảng thời gian dài. Với công nghệ tiên tiến từ các phần mềm và máy tính ngôi, nhà mơ ước của bạn sẽ hiện ra ngay trước mắt. Nếu cần thay đổi hay chỉnh sửa sẽ rất dễ dàng để không lãng phí và chi tiêu vượt mức cho phép
Do đó, bạn cần có một kế hoạch cụ thể cũng như cần các chuyên gia tư vấn giúp lựa chọn một phương án tốt nhất phù hợp với túi tiền của gia đình mình.
Lưu ý về vấn đề tài chính
>> Xem ngay: Bật mí những mẫu kệ thiết kế nhà kho gia đình chất lượng và tối ưu diện tích
Phong cách kiến trúc và nội thất
Bạn thích một căn nhà mang đậm chất hoài cổ, nhưng hiện đại, tinh tế và sang trọng? Một căn nhà với màu sắc tươi sáng, hay một biệt thự với tone màu dịu mắt? Tất cả đều cần phải thống nhất trước khi bước vào thiết kế. Điều này sẽ giúp căn nhà của bạn đồng bộ mọi thứ và sự hài hoà của phong cách kiến trúc và nội thất sẽ mang đến căn nhà tuyệt vời.
Quá trình thiết kế
Thường xem nhẹ khâu thiết kế vì bạn không mong muốn khi xây xong lại phải phá đi chỗ này, xây chỗ kia. Ngày nay sự phát triển của công nghệ, bạn đã có thể hình ra tổ ấm tương lai của mình với những thiết kế 3D từ những kiến trúc sư.
Việc thiết kế 3D giúp bạn hình dung được điều mà mình thích và không thích, nó giúp bạn không mắc phải sai lầm không đáng có khi bạn đưa ra một quyết định trong việc xây dựng gia đình.
Lưu ý về quá trình thiết kế
>> Xem ngay: Bật mí cách sắp xếp kho hàng quần áo thông minh
Những lưu ý khi thiết kế nhà ở, các phòng chức năng theo phong thuỷ
Phòng khách
Phòng khách là nơi tiếp đón khách đến thăm gia đình và là nơi có nhiều dương khí nên không gian phòng khách cần phải thiết kế rộng rãi, thoáng đãng với ánh nắng chan hoà và lối đi lại sạch sẽ. Với phòng khách, quý vị không nên đặt xà ngang chạy qua phòng khách vì điều này sẽ gây ra sát khí từ trên xuống dưới đầu.
Trần phòng khách không được làm thấp quá sẽ gây cảm giác ngột ngạt và rất khó chịu khi sống trong phòng khách, điều này ngăn cách tình cảm của những thành viên trong gia đình với nhau.
Những lưu ý khi thiết kế nhà – phòng khách
Phòng bếp
Phòng bếp là nơi cả gia đình ngồi quây quần cùng nhau thưởng thức những bữa ăn đầm ấm và vui vẻ, bởi thế việc thiết kế phòng bếp có ý nghĩa rất quan trọng.
Quý vị cần lưu ý thiết kế bếp với không gian thoáng mát sạch sẽ, không thiết kế gần phòng ngủ hay sát cửa ra vào, không được để phòng bếp quá ẩm ướt và cũng cần bố trí vật dụng trong phòng bếp như chậu rửa chén bát hay lò vi sóng theo đúng phong thuỷ để không gây bất hoà hay ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người trong gia đình.
Phòng bếp cần thiết kế thoáng để đón không khí trong lành và giúp bữa cơm trở nên ấm cúng hơn cũng như giúp cho mọi thành viên đều cảm thấy ngon miệng khi dùng bữa.
Thiết kế ban công, cửa sổ và cửa chính
Cửa là nơi hút sáng và đón khí tốt nhất trong nhà và là nơi thu hút tiền tài vì vậy cần phải luôn rộng rãi, thoáng đãng và sáng sủa. Quý vị cần phải thiết kế cửa sổ vừa vặn với tổng thể của ngôi nhà không quá lớn cũng như không quá bé.
Lưu ý khi thiết kế ban công
Cần phải tránh được việc thiết kế cửa chính đối diện với nhà vệ sinh hay phòng bếp để không tạo ra sự xung đột với nhau ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cửa là nơi lấy sáng và mang khí tốt vào trong nhà và là nơi thu hút tiền tài vì thế cần luôn phải rộng rãi, thoáng đãng và sáng sủa.
>> Xem ngay: Tìm hiểu chi tiết thông tin về kệ kho gia đình
Những lưu ý khi thiết kế nhà kho cho gia đình
Lựa chọn vị trí hợp lý
Thường nhà kho sẽ được ưu tiên bố trí ở các góc khuất trong nhà. Có thể là sân thượng, gầm cầu hay tầng gác mái. .. Sử dụng các khu vực này sẽ không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả căn nhà mà lại có thể tăng được diện tích sử dụng.
Nếu nhà bạn có gara ô tô thì đây là nơi thích hợp nhất sử dụng làm nhà kho. Tuy nhiên, do khí hậu nước bạn sẽ hay mưa và ẩm. Bạn phải đặc biệt chú ý đến vấn đề chống thấm cũng như thoát nước khi thiết kế nhà kho.
Nhà kho chứa rất nhiều đồ đạc nên sẽ dễ dàng bắt lửa khi để gần các nơi như nhà bếp hay phòng khách. Do vậy, thiết kế phòng chứa đồ trong nhà nên cách xa hai khu vực trên nhằm đảm bảo an toàn.
Nếu nhà kho có lắp đặt cửa kính cần phải cẩn thận vào những ngày mưa gió. Cần kiểm tra kĩ lưỡng nguồn điện nhằm tránh gây ra sự cố chập cháy.
Cái góc chết trong nhà cũng là một vấn đề đau đầu của nhà thiết kế. Các góc chết thường sẽ được lấp lại bởi cây hoặc bỏ trống. Khi bạn có thể tận dụng và biến khu vực này trở thành một kho lưu trữ đồ. Sử dụng các loại tủ có thiết kế kích cỡ phù hợp với góc nhà vừa tăng diện tích lưu trữ lại giải quyết được góc chết trong nhà.
Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo cách sử dụng không gian phía sau gương kính để làm tủ chứa đồ đạc. Tủ âm tường này sẽ được khéo léo che chắn bởi cánh cửa tủ bằng kính. Cách làm này sẽ tăng thêm diện tích để chứa đồ nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho căn phòng.
>> Xem ngay: Cách thiết kế kho để đồ trong nhà thông minh và hợp lý