Thiết kế nhà kho thông minh là giải pháp hữu hiệu cho những doanh nghiệp có quy mô và lượng hàng lớn. Giúp cho các doanh nghiệp có thể quản lý và lưu trữ lượng hàng một cách hiệu quả.
Trong thời đại công nghiệp ngày nay thì nhà xưởng là một trong các cơ sở vật chất cần thiết, vì vậy khi thiết kế nhà kho thông minh các chủ doanh nghiệp ngoài việc quan tâm về công năng sử dụng mà còn quan tâm đến những công năng tiện ích khác nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Nhằm đáp ứng yêu cầu mới của những doanh nghiệp sản xuất, Kệ Sắt Nam Thanh xin giới thiệu đến bạn các nguyên tắc vàng khi thiết kế nhà kho thông minh chuẩn nhất 2023.
Nội Dung Tóm Tắt Bài Viết
Lý do quan trọng trong việc thiết kế nhà kho thông minh
Thiết kế nhà kho thông minh chứa hàng hoá là quá trình thiết kế, xây dựng và sắp xếp các kho để tạo nên nơi lưu trữ và phân phối các loại hàng hoá. Đây là nhiệm vụ cần thiết và đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp.
Khi thiết kế các kho lưu trữ hàng hoá thiếu công năng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc lưu trữ và phân phối hàng hóa trong kho.
Lý do quan trọng trong việc thiết kế nhà kho thông minh
Bên cạnh đó, việc sắp xếp và bố trí hàng hoá khoa học và hợp lý theo từng khu vực sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể diện tích. Điều này giúp giảm đáng kể chi phí thuê mặt bằng khi cần lưu trữ số lượng lớn hàng hoá.
Ngoài ra, với những đơn vị có nhu cầu vận chuyển lượng lớn hàng hoá mỗi ngày thì việc thiết kế nhà kho sẽ phát huy tối đa hiệu quả. Hàng hoá được sắp xếp đúng chỗ và phân chia rõ ràng sẽ giúp người quản lý kho dễ dàng xác định lượng hàng hoá cần bán chứ không phải tìm trong mớ hỗn độn.
Xem ngay: Quy trình vận hành kho hàng chính xác và hiệu quả nhất!
Xem ngay: Chức năng của kho hàng là gì? Làm sao để tối ưu cho kho bãi?
Những nguyên tắc cần lưu ý khi thiết kế nhà kho thông minh
Xác định mục tiêu kho hàng
Để xác định điều gì thì đơn vị thi công phải trả lời các câu hỏi sau đây:
- Kho hàng phục vụ cho thị trường nào?
- Kho hàng lưu trữ mặt hàng nào?
- Khối lượng hàng nào phải lưu trữ trong tương lai?
- Diện tích kho hàng, ngân sách tối đa?
Mục đích sử dụng sẽ chi phối trực tiếp đến điều kiện làm việc ở trong kho và quá trình vận chuyển. Sau khi xác định được mục tiêu kho hàng, ta sẽ lên được thiết kế tổng thể về kho hàng. Lựa chọn được thiết kế, kết cấu, vật liệu kho hàng để phù hợp với mục tiêu.
Lựa chọn vị trí kho hàng
Một trong các yếu tố cạnh tranh cao giữa các ngành là dịch vụ khách hàng, mà đặc trưng nhất là thời gian giao nhận hàng hoá. Để đáp ứng được yêu cầu, việc xây dựng nhà kho phải sát với chỗ làm việc. Để có thể trực tiếp xuất hàng giao cho khách, rút ngắn thời giao hàng. Vì vậy vị trí của kho vừa phải phù hợp với từng nhà cung ứng.
Các vị trí kho hàng được xây dựng căn cứ theo nguyên tắc của Outbound Logistics (Logistics đầu ra) – Là những hoạt động vận chuyển, bảo quản và phân phối các sản phẩm đến với khách hàng.
Lựa chọn vị trí kho hàng
Quy mô của nhà kho thông minh
Kết cấu nhà kho
Để có thể bảo vệ kho hàng tốt nhất. Ta phải quan tâm đến thiết kế và vật liệu xây dựng nhà kho. Một nhà kho đạt tiêu chuẩn phải đầy đủ 4 khâu:
Trần nhà kho: Phải xây dựng vững chắc, sử dụng các vật liệu chống thấm và không nứt. Để bảo đảm sau một mùa mưa bão hàng hoá của bạn luôn được bảo quản tốt.
Tường: Phải chọn những loại tường có độ chống thấm tốt cho cả trong kho và ngoài kho, dễ dọn vệ sinh và lau chùi.
Cửa ra vào: Nếu tiện cho việc di chuyển, sử dụng cửa trượt là một trong những giải pháp tối ưu nhất.
Sàn nhà: Bạn có thể lót loại sàn không trơn trượt, có độ đàn hồi cao, dễ dàng dọn vệ sinh và thoát nước tốt.
Quy mô nhà kho
Kho là nơi bảo quản, vận chuyển, lưu trữ, xuất nhập, hoàn nhận, . .. Để kho được bố trí khoa học, ngăn nắp và dễ dàng kiểm soát các nguồn hàng. Thì bạn phải phân chia kho làm các kho nhỏ hơn. Sau đây là một vài gợi ý để bạn dễ phân chia kho:
Quy mô nhà kho
Đặc tính của sản phẩm: Sản phẩm đóng gói, sản phẩm bán lẻ, sản phẩm bày trên kệ, . .. Hay các sản phẩm có chất độc, sản phẩm dễ vỡ, . ..
Sản phẩm theo mùa vụ: Một số mặt hàng sẽ nổi trội theo mùa vụ. Phải tính toán làm sao để kho hàng phù hợp với các tháng cao điểm và những tháng không cao điểm không bị thừa về diện tích.
Hàng hoá trả lại và giải quyết: Để kho được thông thoáng và dễ vận chuyển nhất thì bắt buộc phải có kho nhận hàng hoá bị trả lại để giải quyết. Để hàng hoá không bị ứ đọng và làm tắc đường lưu thông của kho.
Không gian kho hàng
Một trong những bài toán khi thiết kế các kho hàng đó là phải thiết kế làm sao cho thật hợp lý. Nên các kệ đỡ và giá treo được tận dụng để tối ưu hoá diện tích được đến 70%.
Tách biệt các mặt hàng với nhau để không bị chồng chéo. Khiến việc vận chuyển khó khăn
Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy và các trang thiết bị phòng chống cháy nổ.
Trong thiết kế nhà kho thông minh trong giai đoạn công nghiệp 4.0 phần mềm quản lý kho là một trong các ứng dụng để quản trị kho thông minh.
Mẫu thiết kế nhà kho thông minh
Đa phần các mẫu thiết kế nhà kho thông minh hiện nay đều được thiết kế dựa theo phương pháp FAST khi thiết kế kho hàng:
F – Flow (Dòng chảy) : Là một chuỗi hoạt động diễn ra theo trình tự logic và khoa học. Khiến cho quá trình di chuyển không bị gây nhiễu và gián đoạn.
Accessibility (Khả năng triển khai) : Tiếp cận hàng hoá và các hệ thống một cách nhanh chóng nhất với quy trình có hiệu quả cao.
S – Space (Không gian) : Tạo không gian một cách tốt nhất có thể để cho phép các đơn vị và các công ty có thể sử dụng các hệ thống và các giá đỡ để chứa hàng hoá. Giúp cho việc hoạt động kho diễn ra thông suốt.
T – Throughput (Thời gian) : Là thời gian hàng hoá tiếp xúc với không gian kho. Quan sát hàng hóa khi qua kho và vận tốc khi qua kho.
Phương pháp FAST
Trên đây là các nguyên tắc vàng khi thiết kế kho thông minh mà tất cả các đơn vị, doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đều cần tới. Hy vọng bài viết trên của Kệ Sắt Nam Thanh phần nào giúp bạn có những kiến thức bổ ích để thiết kế một nhà kho ưng ý nhất.
Xem ngay: Gợi ý 5 mẫu thiết kế cửa hàng tạp hóa nhỏ mà chuyên nghiệp, ấn tượng
Xem ngay: Kinh nghiệm khi mua kệ bán hàng tạp hóa bền và đẹp